I. Giải đáp các tình huống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Cơ sở sản xuất K thuộc đối tượng không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải thực hiện đăng ký môi trường. Vừa qua, cơ sở K dự kiến có sự thay đổi về công nghệ. Cán bộ làm việc tại Cơ sở sản xuất K hỏi: Việc thay đổi công nghệ có thuộc trường hợp phải đăng ký môi trường lại không? Nếu không thực hiện thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt bao nhiêu?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 4, 5 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
4. Nội dung đăng ký môi trường bao gồm:
a) Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở;
b) Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có);
c) Loại và khối lượng chất thải phát sinh;
d) Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;
đ) Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
5. Trong quá trình hoạt động, nếu dự án đầu tư, cơ sở có thay đổi về nội dung đã đăng ký, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm đăng ký môi trường lại trước khi thực hiện các thay đổi đó.
Trường hợp việc thay đổi quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc phải có giấy phép môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thực hiện quy định về đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường theo quy định của Luật này.
Điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định:
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bị xử phạt như sau:
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định; không đăng ký môi trường đủ các nội dung về loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường lại theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp thay đỏi công nghệ (thuộc nội dung đăng ký môi trường) thì phải đăng ký môi trường lại trước khi thực hiện thay đổi. Nếu không đăng ký môi trường lại theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
2. Vừa qua, Đoàn kiểm tra tỉnh H đã kiểm tra Cơ sở sản xuất H (cơ sở H không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) và có ghi nhận: Cơ sở H thực hiện không đầy đủ phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận (không phải chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại). Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định:
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, hành vi thực hiện không đầy đủ phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận (không phải chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại) bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
3. Chị Hằng công tác tại doanh nghiệp P – chủ đầu tư một dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh H. Chị Hằng cho biết, doanh nghiệp bị lập biên bản về hành vi thực hiện không đúng phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận (không phải là chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại). Chị Hằng đề nghị cho biết, hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (được biết dự án này phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường).
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định:
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.
3. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thực hiện không đúng phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận (không phải là chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại) đối với dự án đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mức xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 tùy theo thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Công ty T đang triển khai một dự án (thuộc trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) và bị lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định. Cơ sở sản xuất T đề nghị cho biết, thời hạn nộp đăng ký môi trường được quy định như thế nào và mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
6. Thời điểm đăng ký môi trường được quy định như sau:
a) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường và thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức;
b) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường nhưng không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trước khi xả chất thải ra môi trường đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01/01/2022) có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01/01/2022).
Điểm b khoản 2 và điểm khoản 3 Điều 9 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định:
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bị xử phạt như sau:
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định; không đăng ký môi trường đủ các nội dung về loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường lại theo quy định.
3. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định; không đăng ký môi trường đủ các nội dung về loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường lại theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định đối với dự án đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mức xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 tùy theo thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
5. Chị Hoa sinh sống tại phường K, thành phố H phản ánh, tại địa phương nơi cư trú có hộ gia đình bà Lan sản xuất thực phẩm bánh kẹo nhưng không có thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ làm phát sinh nước thải, khí thải trong khu vực dân cư. Hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề:
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải.
Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải của hộ gia đình bà Lan bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
6. Ông An làm việc tại Công ty A. Công ty A đang thực hiện dự án kinh doanh xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp. Ông đề nghị cho biết, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp có trách nhiệm gì trong bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp và nếu vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 3 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a) Đáp ứng yêu cầu cụm công nghiệp phải có hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường cụm công nghiệp theo quy định;
c) Không tiếp nhận thêm hoặc nâng công suất dự án đầu tư có phát sinh nước thải trong cụm công nghiệp khi chưa có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung;
d) Thu gom, đấu nối nước thải của các cơ sở trong cụm công nghiệp vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung;
đ) Yêu cầu cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa phải chấm dứt việc xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành (01/01/2022);
e) Bố trí ít nhất một nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm;
g) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường; phối hợp kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường đối với chủ dự án đầu tư, cơ sở khi đăng ký đầu tư vào cụm công nghiệp;
i) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
k) Ban hành quy chế về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
l) Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường của cụm công nghiệp gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;
m) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 3, điểm a và b khoản 7 Điều 15 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành quy chế bảo vệ môi trường cụm công nghiệp phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; không kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân; không phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở trong cụm công nghiệp theo quy định;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định; không bố trí công tơ điện độc lập tại nhà máy xử lý nước thải tập trung; không bố trí hố ga lắng cặn, tách váng dầu của nước mưa trước khi xả vào môi trường tiếp nhận; ghi chép nhật ký vận hành của hệ thống xử lý nước thải tập trung không đầy đủ một trong các nội dung: lưu lượng (đầu vào, đầu ra), các thông số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có), lượng điện tiêu thụ, loại và lượng hóa chất sử dụng, bùn thải phát sinh; không lưu giữ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không hoàn thành việc xây lắp, lắp đặt hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cụm công nghiệp đang hoạt động đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; không nạo vét, duy tu, bảo dưỡng định kỳ hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải theo quy định; không có hệ thống thu gom, thoát nước mưa theo phân kỳ đầu tư của cụm công nghiệp đang hoạt động theo quy định; không có hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải theo quy định; tiếp nhận thêm hoặc nâng công suất dự án đầu tư có phát sinh nước thải trong cụm công nghiệp khi chưa có hệ thống thu gom, thoát và xử lý nước thải tập trung theo quy định;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom, đấu nối triệt để nước thải của các cơ sở trong cụm công nghiệp vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định (trừ các trường hợp được phép miễn trừ đấu nối nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép thải ra môi trường ngoài phạm vi quản lý của cụm công nghiệp); xây dựng hệ thống thoát nước thải sau xử lý không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định; không hoàn thành việc xây lắp, lắp đặt hệ thống thu gom, thoát và xử lý nước thải của cụm công nghiệp đang hoạt động theo quy định; không vận hành hoặc vận hành không đúng hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp theo quy định;
h) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm h nêu trên; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định quy định tại điểm h khoản 3 nêu trên.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp trong bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp. Nếu vi phạm thì bị xử phạt tương ứng với từng hành vi như trên.
7. Chị Bình làm việc tại Công ty T là chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Chị đề nghị cho biết, trường hợp có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 4, điểm a và b khoản 7 Điều 15 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định; không ban hành quy chế bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; không phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân; không bố trí diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định; không bố trí khu vực chức năng, các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định; không bố trí hố ga lắng cặn, tách váng dầu của nước mưa trước khi xả vào môi trường tiếp nhận; ghi chép nhật ký vận hành của hệ thống xử lý nước thải tập trung không đầy đủ một trong các nội dung: lưu lượng (đầu vào, đầu ra), các thông số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có), lượng điện tiêu thụ, loại và lượng hóa chất sử dụng, bùn thải phát sinh; không lưu giữ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí công tơ điện độc lập tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom, đấu nối hoặc đấu nối không triệt để nước mưa của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa theo quy định; không có hệ thống thu gom, thoát nước mưa theo phân kỳ đầu tư của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động theo quy định; không nạo vét, duy tu, bảo dưỡng định kỳ hệ thống thu gom, thoát nước mưa và hệ thống thu gom thoát nước thải theo quy định; hệ thống thu gom, thoát nước thải sau xử lý không đảm bảo yêu cầu theo quy định; không kiểm soát dẫn đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải vào hệ thống thoát nước mưa của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải theo phân kỳ đầu tư của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động theo quy định; không có hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải theo quy định; không thực hiện thu gom, đấu nối hoặc đấu nối không triệt để nước thải của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung theo quy định;
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi tiếp nhận thêm dự án mới không thuộc danh mục ngành nghề được phép thu hút đầu tư theo quy định; tiếp nhận dự án mới hoặc nâng công suất dự án đang hoạt động có phát sinh nước thải trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khi không có hạ tầng bảo vệ môi trường hoặc hạ tầng bảo vệ môi trường không đáp ứng theo quy định hoặc không phù hợp với khả năng tiếp nhận, xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;
h) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp hệ thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;
i) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm i khoản 4 nêu trên; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định quy định tại điểm h khoản 4 nêu trên.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, chị Bình nghiên cứu để biết, thực hiện.
8. Chị Lương đang làm việc tại doanh nghiệp sản xuất trong cụm công nghiệp. Chị đề nghị cho biết, trường hợp cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư các cơ sở hoạt động trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường đối với trường hợp phải có theo quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định bảo vệ môi trường của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm c, d khoản này;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống quản lý môi trường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không xử lý sơ bộ nước thải phát sinh theo điều kiện trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và giấy phép môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp trước khi đấu nối với hệ thống thu gom để tiếp tục xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và giấy phép môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, trừ trường hợp cơ sở đã có biện pháp, công trình xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và đã được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấm dứt xả thải, điều chỉnh, thực hiện đấu nối, xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước thải theo quy định đối với cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa;
e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xả trái phép nước thải vào hệ thống thoát nước mưa của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trường hợp cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt như trên.
9. Ông Dũng trú tại huyện H, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tại khu vực ông sinh sống, có doanh nghiệp A có hành vi cố tình xây lắp, lắp đặt đường ống, điểm xả nước thải ra ngoài môi trường không có biển báo, ký hiệu rõ ràng, ở vị trí không thể thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát. Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Công nghệ phù hợp với loại hình, đặc tính nước thải cần xử lý; b) Công suất hệ thống xử lý nước phải phù hợp với lượng nước thải phát sinh tối đa; c) Xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; d) Vận hành công trình xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật; đ) Có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải; điểm xả thải phải có tọa độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải.
Khoản 6, 7 Điều 15 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi cố tình xây lắp, lắp đặt đường ống, điểm xả nước thải ra ngoài môi trường không có biển báo, ký hiệu rõ ràng, ở vị trí không thể thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát theo quy định; pha loãng nước thải, khí thải sau xử lý trước khi xả ra ngoài môi trường nhằm đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; không di dời cơ sở để bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư theo lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; không hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải phá dỡ công trình, thiết bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm nêu trên.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp A có hành vi cố tình xây lắp, lắp đặt đường ống, điểm xả nước thải ra ngoài môi trường không có biển báo, ký hiệu rõ ràng, ở vị trí không thể thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát theo quy định thì bị phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
10. Chị Trà thường đi xe tại bến xe X, chị nhận thấy ở đây không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng. Chị Trà đề nghị cho biết, cơ quan nào có trách nhiệm niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng? Nếu không thực hiện thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 2 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường quy định: Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:
a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; có nhân sự, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;
b) Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
c) Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý;
d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: Phạt cảnh cáo đối với hành vi không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng.
Căn cứ quy định trên, tổ chức, cá nhân quản lý bến xe có trách nhiệm niêm yết công khai quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp không thực hiện thì bị xử phạt cảnh cáo.
11. Anh Hoàng sống tại một khu chung cư của thành phố H. Anh đề nghị cho biết, hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường ở khu dân cư bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 2, điểm a khoản 7 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp vi phạm tại điểm c, d khoản 2 nêu trên.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường ở khu dân cư. Anh Hoàng nghiên cứu, tham khảo để biết, thực hiện.
12. Anh Tình nhận thấy một số xe tải chở vật liệu xây dựng mặc dù có che chắn nhưng vẫn để rơi vãi vật liệu ra môi trường trong khi tham gia giao thông. Anh Tình hỏi, hành vi này bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 3, điểm a khoản 7 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, trường hợp vận chuyển vật liệu để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
13. Anh Tùng vận chuyển hàng đông lạnh nhưng không sử dụng xe chuyên dụng có thùng đông lạnh làm rò rỉ nước ra môi trường bên ngoài. Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 4 Điều 65 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải: Việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường phải được thực hiện bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường.
Khoản 4, điểm a khoản 7 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường của anh Tùng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
14. Chị Phương đến du lịch tại khu du lịch Y, chị phản ánh khu du lịch không thu gom chất thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Hành vi bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điều 66 và khoản 2 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường quy định tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, đơn vị tổ chức lễ hội phải thực hiện:
a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; có nhân sự, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;
b) Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
c) Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý;
d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Khoản 5, điểm c khoản 7 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hoạt động quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, lễ hội, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;
b) Không thu gom chất thải trong phạm vi quản lý theo quy định;
c) Không bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; không có cán bộ, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, hành vi không thu gom chất thải trong phạm vi quản lý của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.
15. Qua kiểm tra, doanh nghiệp T là chủ đầu tư xây dựng khu dân cư tập trung nhưng không có mạng lưới thoát nước mưa, nước thải riêng biệt. Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 6, điểm a, c khoản 7 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định:
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư tập trung có hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Không có mạng lưới thoát nước mưa, nước thải riêng biệt; không có công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt;
c) Không có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư tập trung;
d) Không đảm bảo diện tích cây xanh, mặt nước, không gian thoáng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải xây dựng, lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 6 nêu trên;
b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm nêu trên gây ra.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp T bị xử phạt vi phạm về hành vi đầu tư xây dựng khu dân cư tập trung không có mạng lưới thoát nước mưa, nước thải riêng biệt với mức phạt từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như trên.
16. Chị Thúy trú tại thành phố H hỏi, nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân như thế nào? Trường hợp vi phạm thì bị xử phạt với mức phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
b) Chất thải thực phẩm;
c) Chất thải rắn sinh hoạt khác.
Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
17. Anh Hùng là chủ Cơ sở sản xuất H, việc sản xuất có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường. Anh Hùng đề nghị cho biết, các hành vi vi phạm liên quan đến sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho mỗi lần chuyển giao theo quy định;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ riêng chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được phân loại theo quy định; không có thiết bị, dụng cụ, khu vực, kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường khi không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường, anh Hùng nghiên cứu, tham khảo để biết, thực hiện.
18. Doanh nghiệp T là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp H. Quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh có phát phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng ước tình từ 400 kg/ngày nhưng không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải (chất thải rắn sinh hoạt không thuộc trường hợp chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân và không thuộc chất thải rắn công nghiệp thông thường). Hành vi này của doanh nghiệp T bị xử phạt với mức phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng từ 300 kg/ngày trở lên (trừ trường hợp chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân và chất thải rắn công nghiệp thông thường) bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi của doanh nghiệp T bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
19. Doanh nghiệp P kinh doanh dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường. Qua kiểm tra, xác định phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý của doanh nghiệp P không có thiết bị định vị theo quy định. Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho mỗi lần chuyển giao hoặc đợt chuyển giao đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng thu gom, vận chuyển đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý với chủ nguồn thải theo quy định;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, trạm trung chuyển, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; không vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường theo loại sau khi đã được phân loại theo quy định; phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý không có thiết bị định vị theo quy định; hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường không theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi của doanh nghiệp P bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
20. Chị An làm việc tại cơ quan X. Cơ quan X có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và chị An đã liên hệ với công ty K để thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, chị An đề nghị công ty K thực hiện ký kết hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt với cơ quan X thì công ty K không ký kết. Chị An hỏi, việc Công ty K không ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong trường hợp này có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm a khoản 5 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định; không ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của Công ty K bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
21. Anh Tùng làm việc tại UBND xã X. Anh Tùng hỏi: Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt không? Nếu cơ sở sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không phối hợp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 3 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi.
Điểm b khoản 5 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đến đúng điểm tập kết, trạm trung chuyển, địa điểm đã quy định, cơ sở xử lý chất thải theo quy định; vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đúng tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến đường thu gom chất thải rắn sinh hoạt; không công bố rộng rãi thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát theo quy định; không báo cáo cơ quan phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường về hiện trạng của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến đường thu gom chất thải rắn sinh hoạt của Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
22. Chị Hà sinh sống tại phường A, thành phố H cho biết, chị nhận thấy xe của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thường để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển. Chị Hà đề nghị cho biết, hành vi này của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm d khoản 5 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các phương tiện, thiết bị không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển; không vệ sinh, phun xịt rửa mùi phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trước khi ra khỏi trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và sau khi hoàn thành công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển của Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
23. Chị Dung trú tại Tổ dân phố 5 thuộc phường K, thành phố H cho biết, tại điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực gần nơi chị sinh sống không bố trí thiết bị lưu chứa chất thải, không thực hiện vệ sinh khử mùi. Chị đề nghị cho biết, hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm đ khoản 5 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí các thiết bị, phương tiện để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không bố trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển theo quy định; không đáp ứng một trong các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt không bố trí thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định, không thực hiện vệ sinh khử mùi, không có đèn chiếu sáng theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, cơ sở Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không bố trí thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định, không thực hiện vệ sinh khử mùi theo quy định bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
24. Một số cư dân tại chung cư X phản ánh Ban quản lý chung cư không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt. Hành vi này của Ban quản lý chung cư X bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm a khoản 6 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm của chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị, chung cư, tòa nhà văn phòng bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của Ban Quản lý chung cư X bị phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
25. Doanh nghiệp M là chủ đầu tư một dự án tòa nhà văn phòng nhưng không bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong khuôn viên của dự án đầu tư. Hành vi này của chủ đầu tư bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm b khoản 6 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định hành vi vi phạm của chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị, chung cư, tòa nhà văn phòng bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân theo quy định; không bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong khuôn viên của dự án đầu tư theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong khuôn viên của dự án đầu tư theo quy định của chủ đầu tư dự án bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng.
26. Anh Phú đang làm việc tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Anh Phú hỏi: Trường hợp cơ sở không báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm c khoản 3 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điểm a khoản 7 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; không lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; không có số theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trường hợp cơ sở sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường không báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.
27. Anh Hòa đang làm việc tại doanh nghiệp T. Doanh nghiệp T có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường khoảng 900 kg và anh Hòa muốn xin doanh nghiệp chất thải này để phục vụ mục đích riêng. Anh Hòa đề nghị cho biết, anh có thể xin chất thải rắn công nghiệp thông thường khồng? Việc doanh nghiệp cho chất thải rắn công nghiệp thông thường có vi phạm pháp luật không về bảo vệ môi trường không?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
d) Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm a, b hoặc c nêu trên.
Khoản 8, 9, 10, 12, 13 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định:
8. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường dưới 1.000 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg;
....
n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 100.000 kg trở lên.
9. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% số tiền phạt so với mức phạt tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc chất thải rắn thông thường có chứa các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này trong trường hợp chất thải rắn thông thường có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm l, m, n khoản 8, khoản 9 nêu trên;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 10 nêu trên;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm e, g, h, i, k, l, m, n khoản 8, khoản 9 và khoản 10 nêu trên.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu, chuyển giao chất thải rắn thông thường cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 nêu trên gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại khoản 9, khoản 10 nêu trên;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 8, khoản 9, khoản 10 nêu trên gây ra.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, Cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Trường hợp Cơ sở cho chất thải rắn thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính như viện dẫn ở trên.
28. Chị Hồng trú tại thành phố H, hỏi: Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường đất bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điều 37 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất như sau:
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc điều tra sơ bộ, điều tra chi tiết khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường; không báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường; không gửi phương án xử lý cải tạo phục hồi môi trường tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để kiểm tra, giám sát theo quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định nêu trên.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quy định xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất, chị Hồng nghiên cứu, tham khảo để biết, thực hiện.
29. Chị Hương cho biết, tại khu vực gần nơi chị sinh sống có diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản. Đơn vị khai thác khoáng sản có phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản không? Nếu không thực hiện thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điểm d Khoản 1 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định . Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường sau đây:
d) Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật về khoáng sản.
Điều 38 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản như sau:
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng tiến độ hoặc thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ một trong các hạng mục công việc phải thực hiện trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoạt động theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các vi phạm quy định tại khoản 3 nêu trên.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, đơn vị khai thác khoáng sản có phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật về khoáng sản. Trường hợp không thực hiện thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng.
30. Ông Hoành trú tại xã K, huyện P hỏi, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (mang tính chất tham khảo):
Điều 41 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp như sau:
1. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kiểm kê, báo cáo và quản lý thông tin về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc đánh giá và kiểm soát hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y theo quy định.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô nhiễm môi trường.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hóa chất, vật liệu chứa hóa chất nguy hại không đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 nêu trên.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, khắc phục sự cố môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại các khoản 2 và 4 nêu trên gây ra.
Trên đây là quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Ông Hoành nghiên cứu, tham khảo để biết, thực hiện.
II. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1. Chị Ánh làm việc tại Doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng DM. Tuy nhiên, Chị Ánh phát hiện Cửa hàng sử dụng hóa đơn đặt in nhưng không ký hợp đồng in bằng văn bản. Do đó, chị Ánh hỏi, trong trường hợp này Doanh nghiệp DM có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi in hóa đơn đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
Đồng thời, cũng tại Nghị định này, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi in hóa đơn đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản của Doanh nghiệp mua bán vật liệu DM sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
2. Bà S, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Tâm kinh doanh sắt thép và xi măng hỏi trong trường hợp Công ty bà bị mất hợp đồng nhưng không thực hiện việc khai báo mất hóa đơn thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 06 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định.
- Không khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Đồng thời, cũng tại Nghị định này, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi không khai mất hóa đơn của doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đồng.
3. Trong quá trình thanh tra thuế tại Doanh nghiệp X, cơ quan thuế phát hiện Doanh nghiệp X đã thực hiện hành vi lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế. Doanh nghiệp X hỏi trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
- Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
- Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;
- Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
- Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế;
- Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;
- Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế của Doanh nghiệp X sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
4. Do bất cẩn nên Doanh nghiệp ACB đã làm cháy sổ sách, chứng từ và hóa đơn đã mua của cơ quan thuế. Các hóa đơn trên chưa được lập. Doanh nghiệp ACB hỏi trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi làm cháy hóa đơn đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập của Doanh nghiệp ACB sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
5. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải lập và giao hóa đơn cho người mua. Vậy, trường hợp bán hàng mà không xuất hóa đơn bị xử lý thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn quy định:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua, trừ hành vi “không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất” và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà không xuất hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc lập hóa đơn theo quy định.
6. Công ty xuất nhập khẩu thóc gạo đã không báo cáo giá mua xuất khẩu. Vậy, trong trường hợp này, công ty có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 10 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo giá mua thóc gạo xuất khẩu, gian lận trong việc khai báo giá xuất khẩu gạo; không báo cáo hoặc báo cáo không đúng lượng hàng hóa tồn kho dự trữ lưu thông của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi không báo cáo giá mua thóc gạo xuất khẩu của Công ty sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
7. Hậu covid-19, kinh doanh vận tải khó khăn, Doanh nghiệp vận chuyển PT đã khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa. Vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp PT bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 6 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai man, khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước; hành vi sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa của Công ty sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng và buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do khai khống hồ sơ.
8. Anh Long phản ánh Công ty xăng dầu HH đã bán xăng E92 cao hơn giá niêm yết. Anh Long hỏi: Trong trường hợp này Công ty xăng dầu HH sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi bán cao hơn giá niêm yết của Công ty xăng dầu HH sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng và buộc trả lại anh Long số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết.
9. Nhận thấy nhu cầu người dân cần mua khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn để phòng chống dịch bệnh covid 19, bà Z đã mua khẩu trang, dung dịch sát khuẩn về kinh doanh và bán với giá gấp 5 lần giá bình thường khi không có dịch. Hành vi này của bà Z có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 17 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa cao bất hợp lý của bà Z đã vi phạm pháp luật và bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, đồng thời bà Z bị buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do giá bán hàng hóa bất hợp lý.
10. Trong giai đoạn dịch bệnh covid 19, nhiều gia đình thực hiện giãn cách xã hội. Trên mạng xã hội, nhiều facebooker đã loan tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, gây tâm lý hoang mang cho nhiều người. Hành vi này sẽ xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi loan tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, gây tâm lý hoang mang của các facebooker đã vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
11. Nhận thấy nhu cầu thẩm định giá tăng cao, Trung tâm bồi dưỡng Z đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá với số lượng 100 học viên/lớp. Tuy nhiên Trung tâm đã không gửi thông báo mở khóa học, lớp học kèm theo hồ sơ tài liệu khi mở khóa học, lớp học. Hành vi này sẽ xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có một trong các hành vi sau:
- Không gửi thông báo mở khóa học, lớp học kèm theo hồ sơ tài liệu theo quy định trước khi mở khóa học, lớp học;
- Tổ chức một lớp học quá 70 học viên;
- Thực hiện không đúng việc lấy ý kiến đánh giá của học viên trên Phiếu đánh giá chất lượng khóa học theo quy định.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi tổ chức một lớp học quá 70 học viên và không gửi thông báo mở khóa học, lớp học kèm theo hồ sơ tài liệu theo quy định trước khi mở khóa học, lớp học của Trung tâm Z sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.0000 đồng.
12. Trường hợp cửa hàng Z niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
+ Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng của cửa hàng Z sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
13. Ông Z tố cáo Văn phòng công chứng ABC đã thu phí công chứng cao hơn mức phí theo quy định nhà nước. Trường hợp này, Văn phòng công chứng ABC sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định:
1. Phạt tiền đối với hành vi thu phí, lệ phí không đúng mức phí, lệ phí theo quy định của pháp luật như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 300.000.000 đồng trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động liên quan đến hành vi vi phạm. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày Quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ tiền phí, lệ phí do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho người nộp phí, lệ phí. Trong trường hợp không xác định được người nộp phí, lệ phí để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền này vào ngân sách nhà nước”.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ các quy định nêu trên, tùy số tiền vi phạm thì hành vi vi phạm thu phí cao hơn mức phí quy định mà Văn phòng công chứng ABC sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động và buộc hoàn trả toàn bộ tiền phí, lệ phí do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho ông Z.
14. Trong quá trình thanh tra Công ty thẩm định giá XYZ, Đoàn thanh tra phát hiện Công ty đã thực hiện thẩm định giá mà không có hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đồng thời cũng không có văn bản yêu cầu thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá. Hành vi này của Công ty XYZ sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi Thực hiện thẩm định giá mà không có hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đồng thời cũng không có văn bản yêu cầu thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ các quy định nêu trên, hành vi thẩm định giá mà không có hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định gi&aa